1. Mục đích áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của vợ hoặc chồng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được của các bên trong tham gia tố tụng, đồng thời đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án của cơ quan tố tụng.
Hoặc trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng được áp dụng.
2. Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án ly hôn
Theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS), đương sự, cá nhân khởi kiện – tức là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn – đều có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Theo quy định tại Chương VIII của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan trong vụ án ly hôn như sau:
(i) Trường hợp con chung của vợ chồng bị xâm hại hay có yếu tố bị ảnh hưởng đến vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục mà xét thấy cần giao lại cho một bên còn lại (vợ/chồng) hay tổ chức để trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
(ii) Xét thấy việc không thực hiện trước ngay một phần nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ hay chồng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của người được cấp dưỡng (con cái).
(iii) Đối với tài sản chung của vợ chồng đang tranh chấp. Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, vợ hoặc chồng nhận thấy bên còn lại có các hành vi sau đây:
- Tẩu tán, hủy hoại tài sản;
- Chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác;
- Tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm;
- Làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.
(iv) Trường hợp vợ hoặc chồng đang có tài sản trong tài khoản ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, hay nơi gửi giữ mà tài sản đó là là sản nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng có hành vì tẩu tán để tránh thực hiện nghĩa vụ.
(v) Trường hợp vợ hoặc chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của vợ hoặc chồng.
Bài viết trên là vấn đề liên quan đến “Các trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án ly hôn”, John Nguyễn & Các cộng sự xin gửi đến quý bạn đọc/ khách hàng. Nếu như còn những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì quý bạn đọc/ khách hàng có thể liên hệ đến John Nguyễn & Các cộng sự (Hotline: 0988 599 854 hoặc email: [email protected]) để có sự tư vấn đầy đủ và chính xác nhất từ các chuyên gia. Đội ngũ luật sư chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến giải pháp pháp lý hiệu quả cho quý khách hàng, vì chúng tôi luôn định hướng “Chất lượng là danh dự”.