Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong hệ thống pháp luật là một cơ chế linh hoạt giúp giải quyết các tranh chấp dân sự một cách kịp thời và đảm bảo tính công bằng cho các bên liên quan. Việc sử dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phù hợp và đúng đắn có thể bảo vệ các quyền và lợi ích cấp thiết của các bên trong tranh chấp, bao gồm việc bảo vệ tính mạng và sức khỏe, bảo vệ tài sản khỏi sự tàn phá hoặc tẩu tán không cần thiết, và duy trì ổn định cuộc sống của họ. Các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan cũng được xác định và thực thi một cách công bằng khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Căn cứ theo Điều 114 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:

  • Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
  • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
  • Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
  • Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
  • Kê biên tài sản đang tranh chấp.
  • Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
  • Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
  • Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
  • Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
  • Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
  • Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
  • Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
  • Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
  • Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
  • Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
  • Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định

Như vậy, tùy vào mỗi vụ việc khác nhau mà cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiến hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong quan hệ tranh chấp.


Bài viết trên là vấn đề liên quan đến “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp dân sự”, John Nguyễn & Các cộng sự xin gửi đến quý bạn đọc/ khách hàng. Nếu như còn những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực dân sự/tranh chấp dân sự thì quý bạn đọc/ khách hàng có thể liên hệ đến John Nguyễn & Các cộng sự (Hotline: 0988 599 854 hoặc email: [email protected]) để có sự tư vấn đầy đủ và chính xác nhất từ các chuyên gia. Đội ngũ luật sư chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến giải pháp pháp lý hiệu quả cho quý khách hàng, vì chúng tôi luôn định hướng “Chất lượng là danh dự”.