Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Di chúc được xem là một trong những cơ sở quan trọng trong quá trình giải quyết các vấn đề về phân chia di sản và thừa kế. Song hành với đó, để việc giải quyết các vấn đề về thừa kế được diễn ra suôn sẻ và xác định trên tinh thần của người đã khuất một cách hoàn thiện nhất thì đảm bảo một di chúc hợp pháp là vô cùng cần thiết.

1. Di chúc và quyền xác lập di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).

2. Các điều kiện của một di chúc hợp pháp

Theo quy định tại Điều 630 BLDS 2015, di chúc hợp pháp cần phải đảm bảo được hai điều kiện cơ bản nhất, gồm:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Theo đó, người lập di chúc cần tìm hiểu rõ và tuân thủ hai điều kiện này khi lập di chúc nhằm đảm bảo được giá trị pháp lý của di chúc và đảm bảo toàn vẹn nhất ý chí của mình trong việc phân chia thừa kế theo di chúc sau này.

Ngoài ra, một di chúc được xem là hợp pháp thì còn phải đáp ứng yêu cầu về hình thức của di chúc.

3. Hình thức của một di chúc hợp pháp

Theo quy định hiện nay, di chúc phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc bằng miệng

Các trường hợp của di chúc bằng văn bản bao gồm

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Trường hợp di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

Đối với di chúc bằng miệng, có thể xác lập khi tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Tuy nhiên, sau thời gian 03 tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng nếu người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.


Bài viết trên là vấn đề liên quan đến “Di chúc lập thế nào là hợp pháp”, John Nguyễn & Các cộng sự xin gửi đến quý bạn đọc/ khách hàng. Nếu như còn những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực này thì quý bạn đọc/ khách hàng có thể liên hệ đến John Nguyễn & Các cộng sự (Hotline: 0988 599 854 hoặc email: [email protected]) để có sự tư vấn đầy đủ và chính xác nhất từ các chuyên gia. Đội ngũ luật sư chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến giải pháp pháp lý hiệu quả cho quý khách hàng, vì chúng tôi luôn định hướng “Chất lượng là danh dự”.