Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của pháp luật. Tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn là tranh chấp phát sinh khi các cặp vợ chồng ly hôn trong sự không tự thỏa thuận được với nhau đối với tài sản chung của vợ, chồng.
1.Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Thứ nhất, theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi,…là tài sản chung (Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP).
Ngoài ra, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Đối với trường hợp không có căn cứ để chứng minh được rằng tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì phần tài sản đó được xem là tài sản chung.
Thứ hai, những thu nhập hợp của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP vẫn được xem là tài sản chung của vợ, chồng. (Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
2.Giải quyết tài sản của vợ, chồng khi ly hôn
(Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Trong chế độ tài sản theo quy định, việc giải quyết tài sản có thể thông qua thỏa thuận của các bên; nếu không được thỏa thuận, có thể theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai.
Trong trường hợp chế độ tài sản theo thỏa thuận, việc giải quyết tài sản khi ly hôn tuân theo thỏa thuận đó. Nếu thỏa thuận không rõ ràng, áp dụng quy định về giải quyết tài sản theo pháp luật, xét đến các yếu tố như hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, bảo vệ lợi ích, và lỗi của mỗi bên.
Tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn được chia thành hiện vật, nếu không thể chia được theo hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nhận phần có giá trị cao hơn phải thanh toán phần chênh lệch cho bên kia.
Tài sản riêng của mỗi vợ chồng thuộc quyền sở hữu của họ, trừ khi đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập giữa tài sản riêng và tài sản chung, có thể thanh toán phần giá trị tài sản riêng đóng góp vào khối tài sản chung, trừ khi có thỏa thuận khác.
3.Những lưu ý về tài sản bị tranh chấp.
Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình (Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Trong trường hợp ly hôn, khi tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung không xác định được, vợ hoặc chồng có thể được chia một phần dựa trên công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc này có thể thỏa thuận với gia đình hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung có thể xác định được, khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng sẽ được trích ra từ khối tài sản chung để chia theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh, vợ và chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung, họ có quyền nhận và thanh toán cho nhau phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ khi có quy định khác trong pháp luật về kinh doanh.
Bài viết trên là vấn đề liên quan đến “Giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn”, John Nguyễn & Các cộng sự xin gửi đến quý bạn đọc/ khách hàng. Nếu như còn những thắc mắc liên quan đến lĩnh vực này thì quý bạn đọc/ khách hàng có thể liên hệ đến John Nguyễn & Các cộng sự (Hotline: 0988 599 854 hoặc email: [email protected]) để có sự tư vấn đầy đủ và chính xác nhất từ các chuyên gia. Đội ngũ luật sư chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến giải pháp pháp lý hiệu quả cho quý khách hàng, vì chúng tôi luôn định hướng “Chất lượng là danh dự”.